Hotline hỗ trợ

0123 456789

Hội chứng ruột kích thích - Giải pháp của người dân tộc Dao

Hội chứng ruột kích thích ( IBS ) là một trong những bệnh đường tiêu hóa phổ biến nhất với tỷ lệ mắc từ 5-20% dân số, tỷ lệ này thay đổi theo từng nghiên cứu, theo từng vùng dân cư. Bệnh không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng lại ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống. Do kéo dài dải dẳng làm người bệnh luôn lo lắng căng thẳng mất ngủ, luôn luôn lo sợ bị các bệnh hiểm nghèo khác của ruột. 

 

Hội chứng ruột kích thích IBS là gì?
 

Hội chứng ruột kích thích hay con gọi là đại tràng co thắt ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống

 

 Hội chứng ruột kích thích ( irritable bowel sydrome - IBS) là một rối loạn chức năng ở đường ruột, đặc biệt là ở đại tràng. Niêm mạc đại tràng hoàn toàn bình thường, tuy nhiên cơ đại tràng lại co thắt bất thường gây ra những triệu chứng khó chịu như: Đau bụng, đi đại tiện nhiều lần phân lỏng nát, phân sống, táo lỏng thất thường, bụng nổi cục cứng,... Bệnh còn được người bệnh gọi với tên gọi Hội chứng đại tràng kích thích.

 

 Hội chứng ruột kích thích không phân biệt tuổi tác bệnh nhân. Tuy nhiên, trường hợp mắc bệnh ở lứa tuổi vị thành niên vẫn có xu hướng nhiều hơn ở người già. 

 

Nguyên nhân hội chứng ruột kích thích
 

 Các nhà khoa học vẫn chưa tìm được nguyên nhân chính xác dẫn đến bệnh. Tuy nhiên theo dõi trên thực tế cho thấy nguyên nhân gây ra bệnh có sự liên quan đến những yếu tố sau:

 

⦿    Hormon: HCRKT xảy ra thường xuyên ở phụ nữ hơn so với nam giới, tỷ lệ phụ nữ mắc bệnh gấp 2 lần nam giới và một nửa trong số đó xảy ra trước tuổi 35. Ở một số người triệu chứng có thể nặng lên xung quanh chu kỳ kinh nguyệt.
⦿    Viêm trong ruột: một số người mắc bệnh có số lượng tế bào hệ thống miễn dịch trong ruột tăng.
⦿    Nhiễm trùng: HCRKT có thể phát triển sau khi bị tiêu chảy nặng (viêm dạ dày ruột) do vi khuẩn hoặc virus.  
⦿    Hệ thần kinh: bệnh dễ xuất hiện hơn ở những người thường xuyên lo lẳng, căng thẳng, stress, những người sau cú sốc tâm lý nặng… Đặc biệt, dưới tác dộng của yếu tố tâm lý, bệnh có thể tiến triển nặng hơn với các triệu chứng ngày càng ảnh hưởng tới cuộc sống người bệnh.
⦿   Thay đổi vi khuẩn trong ruột: nghiên cứu cho thấy rằng hệ vi sinh vật ở những người mắc HCRKT có thể khác với hệ vi sinh vật ở những người khỏe mạnh. Những loại vi khuẩn gây bệnh này cũng có thể là yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh.

 

》 Cơ chế sinh bệnh của nó được cho là do sự chuyển động bất thường của nhu động ruột, tăng tính nhạy cảm của ruột và sự gián đoạn trong tín hiệu dẫn truyền giữa não và đường tiêu hóa khiến cơ thể phản ứng quá mức với những thay đổi trong quá trình tiêu hóa dẫn đến đau, tiêu chảy hoặc táo bón.

 

 Hội chứng ruột kích thích làm rối loạn nhu động ruột, làm ruột tăng nhạy cảm với các tác nhân kích thích.

 

Triệu chứng điển hình nhất của hội chứng ruột kích thích là đau bụng.

 

Triệu chứng hội chứng ruột kích thích
 

》 Triệu chứng bệnh hội chứng ruột kích thích có thể là triệu chứng của hội chứng trào ngược dạ dày  thực quản, hoặc triệu chứng của đại tràng co thắt, hoặc cả hai. Tùy theo mỗi người bệnh mà có những triệu chứng khác nhau và nó có thể thay đổi theo thời gian. Các triệu chứng có thể gặp là:


⦿    Đau bụng hoặc bụng khó chịu, đầy bụng, sinh hơi, đau bụng giảm sau khi đi ngoài. Cơn đau bụng có thể đau quặn bụng như bị chuột rút, nhưng cũng có thể đau âm ỉ. Khi lên cơn co thắt đại tràng, người bệnh có thể sờ thấy các cục cứng nổi lên trong bụng. Khi hết cơn co thắt, các cục cứng này sẽ biến mất.


⦿    Thay đổi số lần đi đại tiện, tính chất phân thay đổi, đi ngoài phân có thể dính nhầy nhưng không bao giờ có lẫn máu. Trường hợp có lẫn máu, chắc chắn không phải do Hội chứng ruột kích thích.


⦿    Tiêu chảy và táo bón thường xuyên. Những người chủ yếu bị tiêu chảy đặc trưng bởi sự thúc giục đột ngột buồn khi đi ngoài, phân lỏng nát chứa nhiều nhầy bọt, đau bụng và khó chịu, cảm giác mót rặn hay đi ngoài không hết phân hay có cảm giác buồn đi ngoài nhưng không đi ngoài được.

 

⦿    Những người chủ yếu bị táo bón đặc trưng bởi triệu chứng đi đại tiện phân cứng, vón cục, khó đi và đi ngoài không thường xuyên. Phần lớn là tiêu chảy và táo bón xảy ra xen kẽ nhau. 


⦿    Ăn uống xong dễ bị buồn đi đại tiện ngay.Nhất là khi có ăn uống kích thích như uống cà phê, chè, rượu bia, thực phẩm tanh sống,…Triệu chứng này khác với bệnh Viêm đại tràng, bởi người bệnh thường đau bụng sau khi ăn đồ ăn kích thích khoảng trên 40 phút -1 tiếng.

 

⦿   Buồn nôn, khó tiêu và có cảm giác có cục vướng ở họng 


⦿   Đau lưng, mệt mỏi, khó ngủ và đau cơ. Một số nghiên cứu chỉ ra rằng có đến 60% người bị bệnh hội chứng ruột kích thích cũng kèm theo các triệu chứng rối loạn tâm lý như thường xuyên lo lắng, mất ngủ, stress và thậm chí là trầm cảm. Các yếu tố này tuy không phải là nguyên nhân gây bệnh nhưng nó khiến cho các triệu chứng của hội chứng ruột kích thích trở nên nặng nề hơn.


 Triệu chứng ở phụ nữ có điểm khác so với nam giới. Phụ nữ có thể có xu hướng có các triệu chứng hoặc có thể có nhiều triệu chứng hơn vào khoảng thời gian kinh nguyệt, và triệu chứng có thể tăng lên trong thai kỳ. Phụ nữ mãn kinh có ít triệu chứng hơn phụ nữ vẫn đang có kinh nguyệt. 


》 Sau đây KHÔNG phải là dấu hiệu và triệu chứng hoặc đặc điểm của HCRKT, và cần được người bệnh chú ý vì chúng có thể cảnh báo các tình trạng nghiêm trọng khác: 


⦿    Máu trong phân hoặc nước tiểu
⦿    Phân đen
⦿    Nôn 
⦿   Sụt cân đột ngột không rõ nguyên nhân.

 

Hội chứng ruột kích thích có nguy hiểm không?
 

》 Đây là câu hỏi mà nhiều người quan tâm. Hội chứng ruột kích thích không gây biến chứng nguy hiểm đến tính mạng như ung thư, đi cùng với đó là điều trị cho nó có khó khăn hơn so với bệnh đại tràng thông thường khác. Những biến chứng có thể xảy ra bao gồm:


⦿    Táo bón hoặc tiêu chảy mãn tính làm tăng áp lực lên tĩnh mạch trực tràng dẫn đến bệnh trĩ.


⦿    Chất lượng cuộc sống kém: triệu chứng đau bụng, rối loạn đại tiện gây nhiều bất tiện trong cuộc sống sinh hoạt hàng ngày của người bệnh. Bệnh để càng lâu triệu chứng càng nặng nhiều khi cảm giác như không thể làm được gì.


⦿   Rối loạn tâm trạng: những triệu chứng khó chịu, đồng thời điều trị có khó khăn có thể dẫn đến trầm cảm hoặc lo lắng. Trầm cảm và lo lắng vô tình làm bệnh nặng lên.

Hội chứng ruột kích thích tuy không nguy hiểm nhưng người bệnh cần chú ý những thay đổi trong triệu chứng của mình. Vì triệu chứng của viêm đại tràng, polyp, hay ung thư có thể phát triển trên nền triệu chứng HCRKT. Những bệnh có thể mắc kèm này mới nguy hiểm. Do đó chúng ta cũng không được chủ quan.

 

Chẩn đoán hội chứng ruột kích thích

 

》 Thông thường sẽ thực hiện chẩn đoán Hội chứng ruột kích thích thông qua nội soi đại tràng. Khi người bệnh có các triệu chứng của bệnh đại tràng như: Thường xuyên đau bụng, đi ngoài phân lỏng nát, táo nát thất thường,... mà nội soi không thấy tổn thường viêm loét nào thì sẽ kết luận bệnh nhân mắc Hội chứng ruột kích thích.

 

Điều trị hội chứng ruột kích thích. Hội chứng ruột kích thích nên uống thuốc gì?
 

 Người bệnh hội chứng ruột kích thích dễ tăng nhu động ruột so với người bình thường, các triệu chứng thường tái đi tái lại, kéo dài nhiều năm, bệnh nhân phải đi khám bệnh nhiều nơi, tâm lý luôn ngờ vực, lo lắng sợ bệnh nặng, bệnh ác tính. Tâm lý này vô tình lại làm bệnh nặng lên. Do đó cần thiết lập mối quan hệ tin cậy, chắc chắn, kiên định với người bệnh, cần giải thích cho bệnh nhân hiểu thấu đáo về IBS, để người bệnh yên tâm điều trị.
 

 Điều trị hội chứng ruột kích thích kết hợp việc dùng thuốc và thay đổi chế độ ăn uống sinh hoạt. Tùy tình triệu bệnh là trào ngược dạ dày- thực quản, hay là đại tràng co thắt mà sử dụng thuốc phù hợp. Thuốc có thể là Đông y hoặc Tây y.
 

 Thuốc Tây trị Hội chứng ruột kích thích

 

Các thuốc Tây y tập trung vào điều trị các triệu chứng mà người bệnh gặp phải như:


⦿ Thuốc chống co thắt


Thuốc chống co thắt, như dicyclomine (Bemote, Bentyl , Di-Spaz) và  hyoscyamine  ( Levsin , Levbid , NuLev), đôi khi được sử dụng để điều trị các triệu chứng của hội chứng ruột kích thích. Thuốc chống co thắt giúp làm chậm các chuyển động của đường tiêu hóa và giảm nguy cơ co thắt. Chúng có thể có tác dụng phụ và không dành cho tất cả mọi người.

 
⦿ Thuốc chống tiêu chảy


Các loại thuốc chống tiêu chảy, như loperamid (Imodium), chế phẩm kaolin / pectin ( Kaopectate ) và diphenoxylate / atropine (Lomotil) đôi khi được sử dụng khi tiêu chảy. Đừng dùng những loại thuốc này lâu dài mà không hỏi ý kiến bác sĩ trước.


⦿ Thuốc chống táo bón


Thuốc nhuận tràng như polyethylene glycol 3350 ( MiraLax ), bisacodyl ( Dulcolax ), và vỏ hạt psyllium (Metamucil) có thể giúp giảm táo bón và giữ ruột phong trào thường xuyên. Senna thuốc nhuận tràng ( Senokot , Ex-Lax Gentle Nature) có thể được dùng trong thời gian ngắn. Thuốc nhuận tràng kê đơn như lactulose (Constulose) cũng có thể được kê đơn.


⦿ Thuốc chống trầm cảm


Thuốc chống trầm cảm có thể rất hiệu quả với liều lượng nhỏ. Imipramine (tofranil), amitriptyline  (Elavil), nortriptyline ( Pam Bachelor ) và desipramine ( Norpramin ) là một số loại thuốc thường được sử dụng có thể làm giảm các triệu chứng hội chứng ruột kích thích. Một số thuốc chống trầm cảm khác thường được kê đơn nhiều hơn khi trầm cảm và HCRKT mắc cùng lúc.

Viết bình luận: